Trước khi quyết định lắp đặt một hệ thống camera cho ngôi nhà của mình thì khách hàng thường sẽ có rất nhiều câu hỏi về trình tự, quy trình thi công camera cho ngôi nhà để sắp xếp chọn thời điểm lắp đặt hợp lý (đặc biệt các ngôi nhà đang xây hoặc vừa xây xong). Ở bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách các bước thi công camera cho ngôi nhà nhằm giúp quý khách hàng hiểu rõ để thuê dịch vụ bên ngoài hoặc tự triển khai thi công.

Quy trình thi công camera cho ngôi nhà nhằm giúp làm rõ những vấn đề sau đây:

  • Hiểu căn bản về những bước chuẩn bị và các bước thi công camera cho ngôi nhà.
  • Sự chuẩn bị: có những bước chuẩn bị cần thiết (những tính toán sơ bộ) trước khi tự lắp đặt camera hoặc thuê đơn vị bên ngoài lắp đặt hệ thống camera an ninh cho ngôi nhà của mình.
  • Vị trí: Xác định được một số vị trí quan trọng cần quan sát an ninh cho ngôi nhà.
  • Kinh nghiệm triển khai và phòng tránh rủi ro khi thi công 1 hệ thống camera cho ngôi nhà.

PHẦN I: CHUẨN BỊ CHO NGÔI NHÀ.

1. Kết nối mạng internet.

Trước tiên là chuẩn bị về hạ tầng mạng; đảm bảo đường truyền internet đã kết nối ổn định trước khi triển khai.

Đặc biệt, đối với những ngôi nhà chưa xây dựng xong thì cần lưu ý việc hoàn thiện một hệ thống camera chỉ sau khi đã có kết nối internet.

2. Phác thảo sơ đồ ngôi nhà.

Đây là bước chuẩn bị cần thiết đầu tiên trong quy trình thi công camera cho ngôi nhà; có thể phác thảo bằng tay (trên giấy) hoặc sử dụng sơ đồ thiết kế mặt bằng xây dựng (khi xây dựng ngôi nhà.

Việc phác thảo sơ đồ ngôi nhà tuy đơn giản nhưng sẽ giúp gia chủ có sự hình dung chi tiết ngôi nhà có bao nhiêu phòng, có bao nhiêu vị trí quan trọng. Bạn sẽ hình dung lại một lần nữa kết cấu và bố trí ngôi nhà của mình như thế nào ? Những vị trí có nguy cơ rủi ro về an ninh, rủi ro về trộm cắp đột nhập…đây cũng là cơ sở để quyết định những vị trí nào cần lắp camera quan sát cho ngôi nhà mình.

3. Xác định gói camera phù hợp.

Quy trình dành cho người muốn tự lắp tại nhà:

Đối với các anh/chị rành và am hiểu về công nghệ muốn tự thực hiện quy trình thi công camera cho ngôi nhà của mình; chúng tôi có một số gợi ý như sau:

  1. Xác định số lượng và các vị trí cần đặt camera trong ngôi nhà.
  2. Liên hệ công ty chuyên lắp đặt camera để nhờ sự tư vấn. Bước này nhằm mục đích xác nhận một lần nữa sự lựa chọn của mình là đúng, có thể điều chỉnh về thiết bị, vị trí lắp camera, nhờ sự tư vấn nên chọn camera IP hay Analog, các kết nối hệ thống… => Giúp đảm bảo 100% thiết bị mua về sẽ “dùng được”.
  3. Lắp đặt thiết bị.
  4. Kết nối tín hiệu, cấp nguồn và lên hình hệ thống, kết nối với màn hình quan sát.
  5. Kết nối đầu ghi với internet.
  6. Cài đặt phần mềm xem camera trên điện thoại để quan sát camera trong ngôi nhà.

Quy trình dành cho người muốn thuê trọn gói thi công tại nhà:

  1. Xác định số lượng và vị trí camera cần lắp camera giá rẻ cho gia đình.
  2. Liên hệ đơn vị thi công để đưa ra yêu cầu cũng như nhận sự tư vấn hữu ích: chọn loại camera phù hợp và phương án thi công tại nhà.
  3. Yêu cầu báo giá trọn gói.
  4. Đàm phán, ký kết hợp đồng.
  5. Nghiệm thu kết quả thi công lắp đặt và thanh toán chi phí.

Những vấn đề cần lưu ý:

  • Chỉ nên chọn các công ty có kinh nghiệm (thông qua việc cảm nhận khả năng tư vấn, cách triển khai thi công, sự chuyên nghiệp của đơn vị tư vấn và khảo sát).
  • Hãy đặt câu hỏi: Thiết bị camera và đầu ghi có tốt không ? Thời gian lưu trữ của hệ thống camera có lâu không (tốt nhất từ 15-30 ngày)? Các loại vật tư phụ như loại dây cáp tín hiệu, dây nguồn, bộ nguồn camera chất lượng có tốt không?
  • Hãy hỏi kỹ về cách đi dây, thi công có đảm bảo kỹ thuật và mỹ quan không ? Cách xử lý một số tình huống khó (như đi dây âm trần, giấy dây đảm bảo thẩm mỹ…).
  • Vấn đề bảo hành như thế nào: Thời gian bảo hành thiết bị ? Thời gian của dịch vụ đến bảo hành camera tận nhà trong bao lâu ?

Vấn đề quan trọng trong quy trình thi công camera cho ngôi nhà là cách tính những phát sinh khi có tình huống phát sinh xảy ra ? Giá cả như thế nào ? Thông thường, những đơn vị thi công camera chuyên nghiệp và có kinh nghiệm luôn nêu cụ thể những vấn đề này trong báo giá và hợp đồng rất cụ thể.

Kinh nghiệm lắp camera cho nhà của chúng tôi cho thấy những đơn vị càng thiếu sự chi tiết, thiếu rõ ràng thường rất dễ xảy ra những tình huống tranh cãi, tranh chấp với khách hàng. Việc này vô tình mang lại sự thiếu thiện cảm từ khách hàng mỗi khi có vấn đề mới xảy ra, và đôi khi cách giải quyết thiếu thuyết phục.

4. Chuẩn bị màn hình quan sát

Trong quy trình thi công camera cho nhà mình khách hàng có thể chọn quan sát trên Tivi đang dùng hoặc lắp thêm 01 màn hình LCD; hoặc một số trường hợp gia chủ cần quan sát camera ngay trên các tivi LCD hoặc smartTV. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng việc đi dây âm tường đôi khi lại là một trở ngại. Bạn đưa yêu cầu này cho đơn vị thi công để họ có những tính toán và báo giá đầy đủ.

Kinh nghiệm: trong trường hợp không thể đi dây đến Tivi thì khách hàng có thể lắp thêm 01 đầu ghi tại vị trí Tivi/LCD là có thể quan sát toàn bộ các hình ảnh camera (thậm chí Tivi đặt ở một nơi xa khác với vị trí của camera).

5. Test thiết bị camera & chạy thử nghiệm hệ thống trước khi lắp đặt

Đây là bước test thiết bị tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khá quan trọng. Trước khi vào phần quy trình thi công camera chi tiết cho ngôi nhà thì đây là công đoạn giúp tránh những trục trặc về thiết bị không cần thiết và tránh tốn công lắp lên rồi lại phải tháo xuống thiết bị để kiểm tra.

  • Kiểm tra đảm bảo mọi thiết bị camera mua về đang hoạt động tốt.
  • Đảm bảo đầu ghi hoạt động tốt.
  • Đảm bảo ổ cứng tương thích và hoạt động tốt với đầu ghi.
  • Đảm bảo hệ thống camera lên hình đầy đủ. Cấp nguồn cho tất cả thiết bị.
  • Cấu hình sơ bộ cho hệ thống camera.
  • Cài đặt phần mềm xem camera trên.

PHẦN II: QUY TRÌNH THI CÔNG CAMERA CHO NGÔI NHÀ CHI TIẾT

Phần II này chúng ta sẽ bước vào các nội dung chính của quy trình thi công camera cho ngôi nhà.

1. Chọn góc và vị trí cho camera

Để xác định những vị trí tốt nhất để gắn camera cho ngôi nhà thì chúng tôi gợi ý một số kinh nghiệm như sau:

  • Chọn các góc cao, vị trí xa tầm với (độ cao nên từ 3-3.5m).
  • Chọn các hướng nhìn có thể quan sát tổng thể như: nhìn ra cửa, nhìn ra lối đi, không gian mở…
  • Nhìn ra cửa sổ, không lắp trên cửa sổ.
  • Tránh ngược sáng.

2. Gắn camera lên tường

Đánh dấu bằng bút lông lên tường vào đúng vị trí cần lắp camera. Tuy nhiên hiện nay nhiều hãng camera tặng kèm 01 miếng dán định vị để chúng ta dán vào tường và khoan lỗ (các lỗ được vẽ sẵn trên miếng dán nên không cần đánh dấu bằng bút lông lên tường).

  • Dán miếng dán lên tường hoặc áp phần chân đế camera lên tường để đánh dấu các vị tri sẽ khoan lỗ.
  • Dùng máy khoan để khoan các vị trí đã đánh dấu.
  • Đóng tắc kê lên tường.
  • Vặn vít cố định camera lên tường.
  • Chỉnh góc camera về hướng cần quan sát.

3. Đi dây cho camera

  • Đi nẹp điện, ống điện.
  • Luồn dây tín hiệu và dây nguồn cho từng camera.
  • Đấu nối Jack cắm nguồn tại vị trí gần camera (hoặc sử dụng nguồn tổng gần đầu ghi cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống camera).

4. Kết nối nguồn điện

Một số camera nguồn rời cần có bộ Adaptor để cắm điện tại từng vị trí lắp camera (nên đi thêm 1 Jack điện cái để cắm các bộ nguồn này vào).

Tuy nhiên, các dịch vụ lắp camera chuyên nghiệp đa số đều sử dụng 01 bộ nguồn tổng (nguồn tổ ong) để cấp điện cho toàn hệ thống camera của ngôi nhà. Điều này giúp quản lý nguồn tập trung, đồng thời giúp hạn chế tình trạng chạm chập, cháy nổ vì chỉ đi tín hiệu nguồn 12V (thay vì 220V).

5. Kết nối nguồn cho đầu ghi và màn hình

Sử dụng tủ bảo vệ để lắp đầu ghi.

Đi dây nguồn cho đầu ghi camera và kết nối dây HDMI từ đầu ghi tới màn hình quan sát.

Đừng quên lắp đặt ổ cứng vào đầu ghi qua cổng Sata.

6. Kết nối internet cho đầu ghi

Mục đích của việc này là giúp đầu ghi kết nối được internet, để chúng ta có thể xem camera từ xa qua điện thoại.

Hãy kiểm tra cấu hình interner trên đầu ghi để đảm bảo đầu ghi đã được thông mạng.

Mẹo: Nên cấp 01 địa chỉ IP tĩnh cho đầu ghi cùng với lớp mạng của hệ thống mạng nội bộ tại nhà (hoặc văn phòng) => Giúp đảm bảo kết nối internet luôn ổn định (tránh dùng IP động hoặc dùng trùng địa chỉ IP với thiết bị khác).

PHẦN III: ĐẤU NỐI HỆ THỐNG CAMERA CHO NGÔI NHÀ

Đây là bước cuối cùng của quy trình thi công camera cho ngôi nhà.

1. Kết nối các đầu jack từ camera về đầu ghi hình

  • Đấu nối các đầu Jack tín hiệu: Jack RJ45 đối với camera IP hoặc Jack BNC đối với camera Analog.
  • Đấu nối các Jack cắm nguồn (Jack nguồn và bộ nguồn camera 12V DC).

2. Kết nối mọi thứ và lên hình hệ thống camera cho ngôi nhà

  • Kiểm tra lại tất cả các camera và hệ thống đảm bảo lên nguồn.
  • Kiểm tra đảm bảo các Jack tín hiệu tại vị trí camera và đầu ghi đã được đấu nối, cắm chặt.
  • Cắm nguồn cho đầu ghi và lên hình toàn bộ hệ thống camera.

3. Điều chỉnh lại góc nhìn các camera

  • Ở bước lắp camera (phần A) trên chúng ta chỉ mới chỉnh góc camera tương đối.
  • Vì vậy, đây là bước chỉnh thật kỹ lại góc nhìn camera sao cho vị trí quan sát tối ưu nhất, hình ảnh ngay thẳng, không bị chói sáng, không bị méo mó hình ảnh.
  • Tại màn hình quan sát, chúng ta quan sát và kiểm tra góc nhìn camera lại một lần nữa xem mọi thứ đã ổn chưa.

4. Cài đặt các tính năng nâng cao cho camera trên đầu ghi

Các hệ thống camera thế hệ mới ngày nay – đặc biệt là camera IP có khá nhiều tính năng tùy chỉnh bên trong. Hãy nhờ những đơn vị thực hiện quy trình thi công camera cho gia đình có kinh nghiệm để thiết lập thêm các thông số:

  • Tùy chỉnh màu sắc, ánh sáng, cân bằng sáng cho camera.
  • Chỉnh chống ngược sáng.
  • Chỉnh các chức năng cảnh báo, chống trộm như: cảnh báo chuyển động, cảnh báo đột nhập khi xâm nhập vào 1 vùng cấm đã xác định trên khung hình… và cài đặt cảnh báo tức thời về điện thoại di động.

5. Cài đặt phần mềm xem camera trên điện thoại

Tùy vào mỗi hệ thống camera sử dụng của hãng nào thì chúng ta sẽ có phần mềm tương ứng cài đặt lên điện thoại.

Sau khi cài đặt xong, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành cài đặt, thêm hệ thống camera vào điện thoại để xem từ xa.

Sau khi hoàn thành, chủ nhà nên tắt wifi trên điện thoại để bật 3G và xem camera từ xa trên điện thoại xem hệ thống đã hoạt động ổn định chưa.

Trên đây là nội dung Quy trình thi công camera cho ngôi nhà. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn có những kiến thức cơ bản trước khi quyết định trang bị 01 hệ thống camera an ninh tại nhà cho mình.

Chúc các bạn thành công !